Các phương án xử lý khi bị CSGT dừng xe

Kinh nghiệm khi đang lưu thông trên đường, khi bị CSGT thực hiện hiệu lệnh dừng xe:
Giảm tốc độ từ từ và dừng xe tại nơi an toàn đúng quy định hoặc đúng chỉ dẫn của CSGT. Đối với oto thì bật tín hiệu khẩn cấp.

CSGT dừng xe đối với chủ phương tiện


Điều kiện dừng xe đối với CSGT

CSGT dừng xe bạn phải có đẩy đủ biển tên và thẻ xanh mới có quyền dừng xe và làm việc với bạn (theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA). CSGT không có thẻ xanh thì không được quyền tạm dừng phương tiện họ có nhiệm vụ khác hoặc hỗ trợ CSGT khác nên khi thấy người dừng phương tiện giao thông bạn mà không có thẻ xanh thì bạn có thể "chém gió" được rồi đấy.

Mẫu thẻ tuần tra của CSGT có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, thường được gọi là “thẻ xanh”.



Thông tư 65/2012/TT-BCA cũng quy định, điều kiện tham gia tuần tra giao thông của CSGT là đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an. Thêm vào đó, Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 12/9/2012) quy định trách nhiệm của cán bộ trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận như sau:
- Phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu;
- Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu  được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.

Tuy nhiên, CSGT không phải là lực lượng duy nhất có quyền dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ

Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu 2 người nếu phát hiện chỉ có 1 CSGT thì ta gọi là "bồ câu đi lạc" đi ăn riêng. 

Khi gặp 1 trong 2 trường hợp trên chúng ta cần phải nhớ tên và biển kiểm soát hoặc chụp lại được, địa điểm và thời gian phản ảnh, tố cáo, kiếu nại CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh:

+ Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011
+ Đại diện phía Nam: 069.36233
+ Trường hợp mà bạn không rõ luật giao thông. Hãy gọi về tổng đài trực tuyến 1900.6190 -1900.6212 để được tư vấn pháp luật giao thông

Chào người khiển phương tiện giao thông trước khi tiến hành làm việc

- Khi CSGT yêu các bác dừng xe thì việc đầu tiên phải chào bạn theo điều lệ của nghành. Nếu không chào bạn thì bạn có thể làm khó bằng các giả vờ nghe CSGT nói cho đã tai sau đó bạn hãy hỏi (có 2 cách hỏi). Anh đã chào tôi theo đúng điều lệ ngành chưa? hoặc Ai làm việc với tôi?. Lúc đó bạn phải yêu cầu chính người dừng phương tiện của bạn làm việc với bạn (không làm việc với người khác) và phải bắt họ chào bạn. 
Và mọi câu nói lúc trước khi chào bạn giả vờ không nghe gì mà bắt họ nói lại từ đầu - cho nó sợ vì lúc đó họ chưa làm việc với bạn. 
Nếu người dừng phương tiện bạn là CSGT A mà lúc làm việc lại là CSGT B thì bạn phải yêu cầu anh A làm việc với "tôi" nên dùng từ tôi nếu cảm thấy nhỏ tuổi hơn hoặc bằng. Hoặc lớn hơn thì xưng anh cho oai và họ sẽ nể mình 1 phần do tuổi tác và kinh nghiệm sống.

Nói thêm nếu 1 chốt giao thông thì thường anh A, B chịu trách nhiệm dừng phương tiện. Còn anh C, D có nhiều kinh nghiệm nhào vô "mần thịt" thì bạn phải lôi cái anh dừng bạn lại ra làm việc ( thương non kinh nghiệm, mà hễ bị yêu cầu lôi đầu ra làm việc họ thường có tâm lí e sợ )


.......và sẽ xảy các trường hợp sau

1. Trường hợp CSGT đưa ra lỗi mà bạn không cấp nhận


Các lỗi thường gặp như như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan... nếu thực sự không vi phạm (hoặc thích cãi cùn là mình không vi phạm, mặc dù vi phạm thật - không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình.
CSGT cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì chúng ta phải yêu cầu CSGT cho xemxem bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của CSGT mà mình phải tâm phục khẩu phục.
Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:

2. CSGT yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ xe. Không nêu ra lỗi

Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Dũng và cộng sự (Đoàn luật sư Hà Nội)
Theo điều 14 chương V thông tư 65/2012/TT-BCA lực lượng cảnh sát giao thông phải phát hiện được hành vi vi phạm của người tham gia giao thông thì mới có quyền dừng xe.
Khi đã dừng xe vào, thì phải chào và phải thông báo rõ lỗi cho người vi phạm, rồi mới yêu cầu cho xem giấy tờ.
Còn nếu không thực hiện đúng như vậy thì nhất quyết không được đưa giấy tờ xe cho CSGT.
Nội dung điều 14, chương V của Thông tư 65/2012/TT- BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ quy định về các trường hợp được dừng phương tiện như sau:

Trường hợp 1: CSGT chặn xe bạn nhưng không đưa ra lỗi quy phạm mà đòi kiểm tra hành chính thông thương yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ. (Nếu CSGT nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là CSGT thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.)

Căn cứ: Thông tư 27 của BCA về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (số 27/2009/TT-BCA(C11))
Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.

- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.


- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Giải pháp: Nếu CSGT không đưa ra bằng chứng hoặc không chứng minh được bạn có lỗi, cũng như không xuất trình được bất cứ cứ văn bản quyết định nào thuộc 1 trong 3 cái gạch đầu dòng in đậm giữa, thì bạn không có nghĩa vụ xuất trình giấy tờCSGT không đủ điều kiện để kiểm tra hành chính bạn. (đây là theo nghị định chứ không phải chóng đối người thi hành công vụ)

Trường hợp 2: CSGT chặn xe bạn vì lỗi vượt quá tốc độ tối đa, trong khi bạn chắc chắn rằng mình không hề vượt quá.

Phản biện:
Căn cứ: Thông tư số 11/2007/TT-BCA (C11) về Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông quy định:

Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.


Giải pháp. 
Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay CSGT kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không...

Ngay cả khi bạn đi vượt quá tốc độ tối đa dưới 5km/h, thì bạn vẫn không bị xử phạt mà chỉ bị nhắc nhở và được đi tiếp. Còn nếu vượt tốc độ tối đa cho phép từ 5-10 km/h thì từ 300-500k (Nghị định 34). Nếu không đưa ra được bằng chứng thì nghĩa là không chứng min được lỗi của bạn và bạn cũng không cần phải đóng phạt và xuất trình giấy tờ gì.

Lỗi bật đèn


Thực tế là Thời gian buộc phải sử dụng đèn là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau thì các xe đi trên đường bắt buộc phải bật đèn, dù trời đến 7 rưỡi mới tối hay đèn đường rất sáng thì cũng phải bật. 
Ngoài ra trong khu vực đô thị hoặc khi có xe khác đi ngược chiều, người điểu khiển xe – tức là bạn – cũng không được sử dụng đèn chiếu xa mà phải chiếu gần. Phạm một trong các lỗi trên sẽ bị bị phạt hành chính từ 200k – 400k (Theo Nghị định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – 34/2010/NĐ-CP)


Khi gặp CS Cơ Động:


Theo NĐ 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 và NĐ 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt:
Tại Khoản 3 Điều 47 về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì các lực lượng như CSTT, CS113, CSCĐ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến TTATGT đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm sau: 
- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định.
- Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.
- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ.
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông.
- Điều khiển xe trong tình trạng say xỉn.
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.
- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông... 
Cũng theo Điểm d - Khoản 1 - Điều 11 và Điểm c, Điểm d - Khoản 3 - Điều 10 thì các lực lượng trên không được xử phạt các vi phạm: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định...
Tuy nhiên, CSCĐ vẫn có quyền kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn.

Ngoài các lỗi vi phạm trên - Các lực lượng như Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Trật tự (CS113), Công an Phường không có thẩm quyền xử phạt các lỗi khác.

Như vậy, nếu CSCĐ thổi phạt bạn vì lỗi rẽ không bật đèn tín hiệu là không đúng chức trách, nhiệm vụ quyền hạn. Bạn có quyền khởi kiện dựa vào biên bản đã lập.


3. Trường hợp phạt đúng lỗi

Nếu CSGT đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của CSGT theo quy định của pháp luật.

Khi CSGT lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu CSGT thực hiện đúng, chính xác:

- Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)
- Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình
- Thứ ba: Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký vào biên bản.

Chúng ta hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với CSGT hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với CSGT như thế sẽ hiệu quả hơn. Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.

Theo điều 17, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA, việc lập biên bản vi phạm chỉ được thực hiện sau khi bạn đã nghe CSGT thông báo cho bạn biết rõ về lỗi vi phạm. Khi lỗi vi phạm mà CSGT đưa ra là đúng thì bạn hãy nhận lỗi. Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho người vi phạm, một bản CSGT giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ. 

Biên bản được ban hành theo đúng mẫu đã quy định, có dấu đỏ, có số thứ tự. Lỗi của bạn sẽ được ghi rất rõ ràng theo điều, khoản mục nào trong luật giao thông đường bộ hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật. Sau khi biên bản được lập, bạn cần đối chiếu xem nội dung có đúng với lỗi đã vi phạm hay chưa. Nếu chưa đúng thì bạn có thể yêu cầu CSGT sửa lại và họ sẽ ký tên trước khi đưa cho bạn ký. 

Ngoài ra, nếu bạn có ý kiến gì thì bạn có thể ghi ở mục ý kiến của người vi phạm trước khi bạn ký tên. Sau khi biên bản được lập vì lý do nào đó mà bạn từ chối ký, thì lúc này CSGT sẽ ghi rõ lý do vào biên bản. Nếu như CSGT xử phạt "nhầm" đối với bạn thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Mục đ, điều 13 tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật số 15/2012/QH13 quy định rất rõ việc này.

Cấp hiệu CSGT



Previous
Next Post »